Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố: Bắc Kinh sẽ chiếm Biển Đông!

Tuyên chỉ có vài trăm trong hàng vạn chữ của báo cáo đọc trước quốc hội hôm 5/3, nhưng Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng thể hiện rõ quyết tâm của Bắc Kinh trong việc độc chiếm Biển Đông. 

thu tuong trung quoc bac kinh se chiem bien dongMỹ điều hàng không mẫu hạm tới biển Đông 'dằn mặt' Trung Quốc
thu tuong trung quoc bac kinh se chiem bien dongMỹ sẽ phá thế “không tranh chấp” của Trung Quốc
Và đây là điều đang khiến dư luận cũng như các nước trong khu vực bàn luận. Bởi theo ông Lý Khắc Cường, Trung Quốc sẽ tăng cường thực thi "pháp luật hàng hải", bảo đảm tự do hàng hải, an ninh tại các vùng biển và sẽ "đối phó một cách thích hợp với các hành vi xâm phạm “chủ quyền Trung Quốc trên biển".
"Trung Quốc sẵn sàng trên tất cả các mặt trận, với tất cả các kịch bản, nỗ lực để đảm bảo sức sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biên giới, kiểm soát trên biển cũng như trên không", ông Lý Khắc Cường nhấn mạnh. Trong báo cáo chính phủ còn viết, tỉnh Hải Nam sẽ nhận được ngân sách hỗ trợ của Trung ương để "khai thác các nguồn tài nguyên Biển Đông".
thu tuong trung quoc bac kinh se chiem bien dong
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường
Ngày 5/3, tờ South China Morning Post đưa tin, Trung Quốc sẽ thúc đẩy tăng cường hiện diện hàng hải trong các vùng biển tranh chấp với các nước láng giềng, để bảo vệ cái gọi là chủ quyền lãnh thổ, tự do hàng hải "trong vùng biển Trung Quốc quản lý".

Tờ South China Morning Post cũng dẫn phát biểu của ông Vương Hàn Linh, nhà nghiên cứu trẻ đến từ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc rằng, chủ quyền lãnh thổ và an ninh biển của Trung Quốc đang bị đe dọa. Đồng thời đổ lỗi cho Mỹ trong việc tuần tra gần các thực thể Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp trên Biển Đông những tháng gần đây, khiến Bắc Kinh phải tập trung nhiều hơn vào an ninh hàng hải.
Giới quân sự cho rằng, quyết định cắt giảm 300.000 quân hôm 3/9/2015 của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình có ảnh hưởng tới việc tăng 7,6% cho ngân sách quốc phòng năm 2016 - ở mức 954,35 tỉ NDT (146,67 tỉ USD), chỉ bằng 1/4 ngân sách quốc phòng của Mỹ năm 2016 (573 tỉ USD).
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, Bắc Kinh vẫn ưu tiên cho chi tiêu quân sự bởi con số được công bố chính thức không phản ánh đúng thực tế bởi Trung Quốc không đưa các khoản nhập khẩu vũ khí và những trang thiết bị đắt tiền vào “danh mục phải công bố”.
Theo nhận định của hãng AP, mặc dù ngân sách quốc phòng năm 2016 của Bắc Kinh chỉ tăng khiêm tốn (7,6%) so với các năm trước, nhưng vẫn phải chú ý tới những động thái của quân đội Trung Quốc. Bởi Trung Quốc tiếp tục coi hải quân và không quân là 2 mũi chính trong việc đối phó với các mối đe dọa hiện hữu tới các lợi ích của Bắc Kinh. Ngoài lực lượng hạt nhân, Bắc Kinh còn sở hữu ít nhất 1.200 tên lửa đạn đạo mang đầu đạn thông thường, tên lửa hành trình đất đối đất và đất đối không, tên lửa hành trình chống hạm và tên lửa đạn đạo có khả năng đánh chìm tàu sân bay.
Tờ The Wall Street Journal cũng vừa dẫn nhận định của Giáo sư Andrew Erickson đến từ Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, quyết định tăng 7,6% cho ngân sách quốc phòng của Trung Quốc không đồng nghĩa với việc Bắc Kinh giảm khả năng quân sự - Trung Quốc muốn tránh để quân đội phình to quá mức như Liên Xô trước đây. Và Trung Quốc vẫn tăng cường khả năng thúc đẩy các tuyên bố về chủ quyền tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng cho rằng, dự thảo kế hoạch 5 năm 2016-2020 của chính phủ đã khẳng định, Bắc Kinh sẽ củng cố năng lực chấp pháp trên biển và điều này đồng nghĩa với việc, căng thẳng sẽ tiếp tục leo thang ở Biển Đông.
Ngày 4/3, hãng Kyodo dẫn báo cáo của Viện Nghiên cứu Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng, việc Trung Quốc tăng cường hoạt động và năng lực trên biển cũng như trên không nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền và lợi ích biển của Bắc Kinh, có thể "làm đảo lộn" an ninh ở khu vực Đông Á. Và cảnh báo, nếu Trung Quốc tiếp tục thách thức sự hiện diện của Mỹ ở Đông Á và nếu những thách thức này được chứng minh có hiệu quả, trật tự an ninh hiện nay ở Đông Á có thể thay đổi đáng kể. Bởi hải quân Trung Quốc đã có thể tiến ra Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, và đây giống như một hành động răn đe đối với lợi ích của Mỹ tại những khu vực này.
Đồng thời cho rằng, việc mở rộng hoạt động và hiện đại hóa trang thiết bị cho hải quân, không quân và lực lượng tên lửa của Trung Quốc diễn ra trong thời điểm tình hình ở biển Hoa Đông và Biển Đông diễn ra căng thẳng. Và giới phân tích chính trị cảnh báo, Bắc Kinh sẽ có những bước đi quyết liệt nhằm khẳng định vị thế của họ trong khu vực, cũng như “định vị” tại Biển Đông và biển Hoa Đông, bất chấp sự phản đối của các nước hữu quan.

Tương quan sức mạnh không quân trên Biển Đông

(GDVN) - Malaysia, Việt Nam và Philippines đều đã nhìn thấy mối đe dọa không chỉ từ trên biển với các hệ thống tên lửa chống hạm mà còn cả các mối đe dọa từ trên không.

The Interpreter ngày 12/4 bình luận, phần lớn các phân tích chiến lược gần đây về Biển Đông đều tập trung vào so sánh tương quan sức mạnh hải quân giữa các bên, với việc Việt Nam và Malaysia mua tàu ngầm mới, hải quân Hoa Kỳ tiến hành các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải trên vùng biển tranh chấp.
Tuy nhiên dường như sức mạnh không quân của các bên liên quan bị lãng quên hoặc chỉ được đề cập thoáng qua. Sự thiếu vắng những phân tích chiều sâu về sức mạnh không quân không có nghĩa là các bên liên quan bỏ qua nó.
Vấn đề đặt ra là các bên liên quan như Việt Nam, Malaysia hay Philippines có thể chống lại những thách thức, xâm lấm bởi Trung Quốc từ trên không hay không?
Chiến đấu cơ của Không quân Việt Nam, hình minh họa. Nguồn: forum.keypublishing.com.
Lực lượng không quân Trung Quốc lớn hơn cả Việt Nam, Malaysia và Philippines đang có. Riêng Chiến khu Nam có đại bản doanh đặt tại Quảng Châu phụ trách hướng tác chiến trên Biển Đông đã có 158 máy bay chiến đấu hiện đại và 164 chiếc máy bay chiến đấu cũ hơn, của cả không quân và hải quân. 
Hầu hết số chiến đấu cơ mới của Trung Quốc thuộc dòng Su-27, tổng cộng 110 chiếc. Chỉ tính riêng Chiến khu Nam, binh hỏa lực của Trung Quốc đã đông hơn, lớn hơn các đối thủ trong khu vực Biển Đông cộng lại.
Việt Nam hiện có 40 chiến đấu cơ hiện đại, trong đó có 29 chiếc Su-30MK2, một trong những phiên bản cao cấp nhất trên thị trường hiện nay. Còn lại là Su-27. Việt Nam cũng có 61 chiếc chiến đấu cơ cũ hơn.
Malaysia có 18 chiếc Su-30MKM cùng với 43 chiếc chiến đấu cơ cũ hơn, nhiều chủng loại.
So với Malaysia và Philippines, lực lượng chiến đấu cơ của Philippines ít và kém hơn nhiều. Hiện tại nước này chưa có chiến đấu cơ hạng nặng, chỉ có 12 chiếc FA-50, một loại máy bay tấn công hạng nhẹ mua của Hàn Quốc gần đây.
Lợi thế địa lý

Trung Quốc có thể liều lĩnh leo thang ở Biển Đông khi Tòa bác đường lưỡi bò

Lực lượng không quân của Việt Nam, Malaysia và Philippines chiếm ưu thế nhất định về mặt địa lý đối với các thực thể đang tranh chấp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam), so với Trung Quốc. Các chiến đấu cơ cũ của Việt Nam và Malaysia vẫn có thể cơ động dễ dàng ra khu vực Trường Sa.
Philippines cũng có lợi thế tương tự, nhưng lại thiếu máy bay. Tuy nhiên Trung Quốc cũng không phải rơi vào thế bất lợi hoàn toàn. Lực lượng Su-27 mà nước này sở hữu có bán kính tác chiến khá xa và có thể tiến hành các hoạt động từ đảo Hải Nam.
Tuy nhiên nếu bay từ căn cứ trên đảo Hải Nam tới khu vực Trường Sa, lực lượng Su-27 của Trung Quốc có rất ít thời gian tác chiến và không thể thực hiện các hoạt động "tuần tra".
Năm 1990, Trung Quốc xây dựng một đường băng (bất hợp pháp) dài 2700 mét trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (Đà Nẵng, Việt Nam), đủ dài để bất kỳ chiến đấu cơ nào trong biên chế Trung Quốc cũng có thể cất hạ cánh.
Gần đây, Trung Quốc đã nối dài đường băng này, bố trí (bất hợp pháp) chiến đấu cơ JH-7, J-11 và hệ thống tên lửa phòng không HQ-9, tên lửa chống hạm YJ-62 ở Phú Lâm.
Lực lượng tên lửa phòng không HQ-9 Trung Quốc bố trí bất hợp pháp trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam. Ảnh: Báo điện tử Quân giải phóng Trung Quốc.
Từ đảo Phú Lâm, các máy bay chiến đấu hiện đại của Trung Quốc có thể hoạt động trong phạm vi gần như toàn bộ Biển Đông, trong khi đó lại có 3 đường băng dài 3000 mét nước này vừa xây dựng (bất hợp pháp) ở Chữ Thập, Vành Khăn và Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa.
Ngoài sân bay, Trung Quốc còn xây dựng và lắp đặt cả hệ thống phòng không như ra đa, bệ phóng tên lửa ở các đảo nhân tạo này. Từ các căn cứ này, không quân Trung Quốc gần như có thể tùy ý tấn công phá hủy các căn cứ của Malaysia và Philippines nếu xảy ra xung đột quân sự, bởi cả hai nước này đều thiếu năng lực phòng không.
Các sân bay Trung Quốc xây dựng (phi pháp) trên Biển Đông kết hợp với tên lửa sẽ tạo ra một mạng lưới phòng không chồng chéo, khiến Trung Quốc có thể chủ động tấn công đánh chặn các cuộc không kích nhằm vào các căn cứ trên đảo nhân tạo này.
Một số nhà phân tích cho rằng trong chiến tranh, đảo nhân tạo và lực lượng quân sự Trung Quốc đồn trú trên đó sẽ trở thành "bia đỡ đạn", mồi ngon cho tên lửa. Nhưng theo The Interpreter, điều này chỉ xảy ra với giả định Hoa Kỳ sẽ tham gia vào cuộc xung đột tiềm tàng này.
Nhưng thực tế Việt Nam và Malaysia không thể dựa vào sự hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ. Philippines có hiệp ước đồng minh với Mỹ, nhưng bản thân Manila cũng vẫn muốn cải thiện năng lực phòng không, không quân cho mình.
Thách thức từ Trung Quốc

3 mục đích Trung Quốc cố ý kéo giàn khoan 981 ra cửa vịnh Bắc Bộ

Cán cân lực lượng sức mạnh không quân của các bên liên quan ở Biển Đông nghiêng về phía Trung Quốc, vì vậy trên thực tế các nước trong khu vực khó có thể trụ nổi trước các cuộc tấn công kéo dài từ Trung Quốc nếu xảy ra xung đột.
Hầu hết các bên liên quan có thể làm chậm lại, làm giảm sức công phá của các cuộc tấn công tiềm ẩn này. Để có cơ hội chiến đấu chống lại các hành vi phiêu lưu quân sự, các cuộc tấn công tiềm ẩn, Malaysia, Việt Nam và Philippines cần phải củng cố, tăng cường lực lượng không quân và năng lực phòng không.
Các nước đều nhận thức được điều này và đang có sự chuẩn bị phù hợp theo cách thức khác nhau. Ví dụ trong tháng 11/2015, Malaysia đã tổ chức một cuộc tập trận không quân quy mô đáng kể với sự tham gia của các loại chiến đấu cơ Su-30MKM mua của Nga, F/A 18D của Mỹ và BAE Hawk của Anh.
Họ thực hiện các hạng mục diễn tập chiến đấu trên không, đánh bom chính xác nhắm mục tiêu vào một kẻ thù. Cuộc tập trận diễn ra ở căn cứ không quân Labuan ngay phía Nam quần đảo Trường Sa. Malaysia đang tiếp tục sắm thêm chiến đấu cơ tiên tiến mới để nâng cao năng lực phòng không, không quân.
Việt Nam cũng đã nhận ra những điểm yếu của mình về không quân và phòng không. Việt Nam đã công bố ý định mua thêm hơn một chục chiếc Su-35 sau khi mua hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga, đồng thời hướng tới nâng cấp lên phiên bản S-400.
The Interpreter cho rằng, Việt Nam cũng mô phỏng chiến lược chống tiếp cận / chống xâm nhập A2/AD như Trung Quốc và mua thêm tên lửa chống hạm của Nga.
Malaysia, Việt Nam và Philippines đều đã nhìn thấy mối đe dọa không chỉ từ trên biển với các hệ thống tên lửa chống hạm mà còn cả các mối đe dọa từ trên không.
Nếu có và biết cách triển khai các loại vũ khí hiệu quả, các nước này hoàn toàn có thể chống lại sự đe dọa và các hành vi xâm lấn của Trung Quốc từ trên không, đồng thời hỗ trợ hiện đại hóa lực lượng hải quân của mình.
Hồng Thủy

Trung Quốc có thể liều lĩnh leo thang ở Biển Đông khi Tòa bác đường lưỡi bò

(GDVN) - Chìa khóa cho một phản ứng thành công có thể rút ra từ những gì Việt Nam đã đấu tranh chống lại việc Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981.
Tiến sĩ Gregory Poling - Giám đốc Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á, cùng với Tiến sĩ Zack Cooper thành viên Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (CSIS), ngày 30/3 có bài bình luận trên cổng thông tin điện tử của CSIS dự kiến khả năng diễn biến trên Biển Đông hậu phán quyết của PCA. 
Tiến sĩ Gregory Poling, ảnh: Chụp màn hình Youtube.
Hai học giả đưa ra một số khả năng Trung Quốc leo thang gây hấn trên Biển Đông trong trường hợp Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan ra phán quyết bất lợi cho Bắc Kinh trong vụ kiện giải thích, áp dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ở Biển Đông, đặc biệt chú trọng vào bãi cạn Scarborough.
Khả năng thua kiện cao và liều lĩnh leo thang
Hai Tiến sĩ tin rằng, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ thua kiện trong một số nội dung mà Philippines khởi kiện nước này lên PCA. Nếu Tòa ra phán quyết bất lợi cho Trung Quốc, nước này có thể (vin cớ) hành động chứng minh rằng, họ sẽ không tuân thủ phán quyết của Tòa.
Những khả năng leo thang trên Biển Đông từ phía Trung Quốc sau phán quyết của PCA được Tiến sĩ Gregory Poling và Zack Cooper phán đoán bao gồm:
Một là áp đặt một lệnh phong tỏa quân đội Philippines tiếp tế cho lực lượng đồn trú (bất hợp pháp) ở bãi Cỏ Mây, Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).
Khả năng thứ 2 là Trung Quốc sẽ triển khai bất hợp pháp các loại vũ khí hiện đại ra một số đảo nhân tạo nước này xây dựng trái phép ở Trường Sa. Khả năng thứ 3 là đơn phương áp đặt một vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông.

3 mục đích Trung Quốc cố ý kéo giàn khoan 981 ra cửa vịnh Bắc Bộ

Tuy nhiên khả năng nguy hiểm nhất có thể xảy ra là Trung Quốc sẽ tiến hành hoạt động bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa bãi cạn Scarborough mà họ chiếm quyền kiểm soát từ Philippines tháng Tư 2012.
Điều này đã được Đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ cảnh báo, theo Reuters ngày 19/3.
Ông cho biết đã có một số tàu Trung Quốc tập trung hoạt động trên bề mặt bãi cạn này.
Tuy nhiên hai học giả từ CSIS cho biết, tính đến ngày 24/3 vẫn chưa thấy hoạt động nạo vét ở Scarborough, nhưng không loại trừ khả năng này và các tàu có mặt ở Scarborough lúc đó đang làm công tác khảo sát tiền thi công.
Tại sao Bắc Kinh lại nhắm vào Scarborough?
Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo Luzon, Philippines 120 hải lý, cách thủ đô Manila 185 hải lý. Cách quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) trên 250 hải lý. Nếu xây dựng được một tiền đồn quân sự vững chắc ở đây, quân đội Trung Quốc có thể duy trì sự hiện diện (bất hợp pháp) gần như trên khắp Biển Đông.
Thậm chí từ chỗ đứng chân này, Trung Quốc có thể mở rộng phạm vi hoạt động (bán kính tác chiến) đến nhiều khu vực phòng thủ trọng yếu của Philippines. Điều này đặc biệt có ý nghĩa chiến lược khi Philippines đã nhất trí cho Washington sử dụng 5 căn cứ quân sự.
Do đó nếu như Trung Quốc tiến hành bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Scarborough, Philippines và Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trực tiếp. Từ góc độ an ninh, động thái này sẽ làm suy yếu nhận thức về vai trò và sự sẵn sàng của Hoa Kỳ trong việc duy trì an ninh khu vực.
Tiến sĩ Zack Cooper trả lời phỏng vấn đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV, ảnh: CCTV.
Điều này trở nên đặc biệt đúng vì Philippines đã mất quyền kiểm soát Scarborough năm 2012 sau khi Mỹ "thất bại trong nỗ lực làm trung gian hòa giải" cuộc khủng hoảng Philippines - Trung Quốc ở đây năm 2014.
Một sân bay, một cầu cảng nếu được xây dựng ở Scarborough, khả năng quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ tăng nhanh chóng, Mỹ và đồng minh, đối tác càng khó đối phó.
Cảnh báo hậu quả và giải pháp ứng phó
Nếu Trung Quốc bồi đắp, xây dựng ở Scarborough sẽ tàn phá môi trường Biển Đông một cách ghê gớm.
PCA có thể ra phán quyết hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo Trung Quốc tiến hành (bất hợp pháp) ở Trường Sa đã vi phạm luật pháp quốc tế. Nếu Trung Quốc lặp lại ở Scarborough thì điều đó có nghĩa, Bắc Kinh đang chống lại Luật pháp quốc tế và các cơ quan tài phán quốc tế.

Trung Quốc thuê ngư dân ra Trường Sa 27 ngàn USD 1 tàu, không cần đánh cá

Về mặt ngoại giao, Tiến sĩ Gregory Poling và Zack Cooper cho rằng, hành động bồi lấp xây dựng đảo nhân tạo nếu diễn ra ở Scarborough có thể là "chiếc đinh cuối cùng đóng lại nắm quan tài" cho những nỗ lực của ASEAN trong việc quản lý khủng hoảng khu vực bằng con đường ngoại giao.
Hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo, quân sự hóa ở Scarborough nếu xảy ra sẽ là một tín hiệu đến khu vực rằng, mọi cuộc đàm phán giữa Bắc Kinh với ASEAN chỉ là một màn kịch (do Bắc Kinh đạo diễn) và không còn cần thiết.
Các bên liên quan gồm cả Mỹ khó đối phó với thủ đoạn "chiến thuật vùng xám" của Trung Quốc ở Biển Đông, thay đổi hiện trạng mà không cần công khai sử dụng vũ lực.
Tuy nhiên, sử dụng lực lượng tàu bán vũ trang và tàu dân sự phối hợp để ngăn chặn các hoạt động bồi đắp, xây dựng ở Scarborough là biện pháp phản ứng khả dĩ, Mỹ và Philippines có thể ngăn chặn hoạt động bồi lấp ở đây.
Những hậu quả về an ninh, môi trường, ngoại giao nếu xảy ra việc bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Scarborough đang đặt ra đòi hỏi những phản ứng cứng rắn và thiết thực như vậy.
Việc đầu tiên Hoa Kỳ có thể làm là chia sẻ thông tin tình báo về các hoạt động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Phát biểu của Đô đốc John Richardson với Reuters cho thấy, Mỹ đang theo dõi chặt chẽ mọi động tĩnh của Trung Quốc ở Scarborough. Tuy nhiên Mỹ chưa chia sẻ thông tin tình báo này cho đồng minh.

Trung Quốc có thể vin cớ Mỹ can thiệp, kéo tên lửa DF-21C hay DF-26 ra Trường Sa

Giải pháp thứ hai được Tiến sĩ Gregory Poling và Tiến sĩ Zack Cooper đề xuất, đó là Hoa Kỳ cần công khai tuyên bố rằng mình buộc phải can thiệp nếu quân đội hay tàu thuyền Philippines bị tấn công ở Scarborough hay khu vực khác trên Biển Đông theo Điều 5 Hiệp ước Quốc phòng Mỹ - Philippines.
Bước cuối cùng và cũng là giải pháp cứng rắn nhất để ngăn chặn đà bành trướng của Trung Quốc ở Scarborough theo hai học giả CSIS, đó là Philippines và Hoa Kỳ phải chuẩn bị phương án can thiệp trong thời gian ngắn.
Mặc dù có sự chênh lệch khá lớn về thực lực hải quân cũng như cảnh sát biển, nhưng theo Gregory Poling và Zack Cooper, Philippines chứ không phải Hoa Kỳ, cần đi đầu trong việc chống lại các hành động leo thang của Trung Quốc ở Scarborough.
Trong trường hợp Trung Quốc dùng vũ lực, Hoa Kỳ sẽ can thiệp để bảo vệ luật pháp và chuẩn mực quốc tế.
Bắc Kinh đang tỏ ra khá tự đắc với những hành vi leo thang, bắt nạt ở Biển Đông, nhưng không phải không do dự lo lắng trước một cuộc đụng độ quân sự, đối đầu ở khu vực, đặc biệt là với Hoa Kỳ hay các nước láng giềng.
Chìa khóa cho một phản ứng thành công có thể rút ra từ những gì Việt Nam đã đấu tranh chống lại việc Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa tháng 5/2014, hai ông nhận xét.
Hồng Thủy
thu tuong trung quoc bac kinh se chiem bien dong
Trung Quốc ngoan cố "khuấy sóng" Biển Đông
thu tuong trung quoc bac kinh se chiem bien dong
ASEAN không nên để bất cứ nước nào độc chiếm Biển Đông
thu tuong trung quoc bac kinh se chiem bien dong
Vì sao Mỹ-Nhật quyết không để Trung Quốc độc chiếm Biển Đông?

Không có nhận xét nào: